-
Với chủ đề ‘Vinawoman-Bản lĩnh Việt Nam,’ cuộc thi Thiết kế Trang phục dân tộc Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 đã lựa chọn 41 mẫu thiết kế xuất sắc nhất, thể hiện được tinh thần của nữ chiến binh với những đường nét mạnh mẽ, màu sắc rực rỡ, tươi sáng nhưng vẫn mang đậm giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. (Ảnh: BTC)
Trang phục dân tộc (National Costume) là một phần thi quan trọng của các cuộc thi sắc đẹp lớn nhất hành tinh nói chung và Việt Nam nói riêng. (Ảnh: BTC)Đại diện đến từ các quốc gia (hoặc các tỉnh, thành đối với cuộc thi trong nước) sẽ trình diễn và truyền tải nét đẹp văn hóa quê hương đến với bạn bè, khán giả. (Ảnh: BTC)
Sau thành công của 4 mùa giải với các bộ trang phục dân tộc để lại dấu ấn đậm nét đối với bạn bè quốc tế, năm nay, ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tiếp tục tổ chức cuộc thi ‘Tuyển chọn Thiết kế trang phục dân tộc’ với format hoàn toàn mới. (Ảnh: BTC)
Không tổ chức nhận bài thi tự do, ban tổ chức liên kết với các trường đại học có chuyên ngành thời trang trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – HUTECH; Đại học Hoa Sen; Đại học Công nghệ Sài Gòn; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang… để phát động và tìm kiếm các tác phẩm dự thi xuất sắc nhất từ sinh viên các trường. (Ảnh: BTC)
Ban tổ chức mong muốn hướng đi mới này sẽ cổ vũ tinh thần sáng tạo và khơi gợi niềm tự hào quê hương của giới trẻ Việt Nam. (Ảnh: BTC)
Theo thể lệ cuộc thi, ban tổ chức đưa ra yêu cầu các mẫu thiết kế phải độc đáo, sáng tạo, phù hợp với thuần phong mỹ tục và truyền tải được nét đẹp của văn hóa Việt Nam. (Ảnh: BTC)
Các thí sinh dự thi có thể lấy cảm hứng từ bất kỳ giá trị nào thuộc về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Việt Nam để thiết kế bộ trang phục dân tộc. (Ảnh: BTC)
Chính vì việc không giới hạn về ý tưởng, kiểu dáng và chất liệu nên việc sáng tạo là một trong những yếu tố quyết định bộ trang phục dân tộc chiến thắng. (Ảnh: BTC)
Dựa vào chất lượng và số lượng bài dự thi của mỗi trường, ban giám khảo sẽ đánh giá và chọn ra những mẫu thiết kế bước vào vòng thực hiện sản phẩm. (Ảnh: BTC)
Những thiết kế ấn tượng nhất sẽ được hiện thực hóa và được top 40/41 thí sinh (số lượng mẫu thiết kế trình diễn phụ thuộc vào số lượng thí sinh vòng Chung kết) Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2022 trình diễn tại show Trang phục Dân tộc vào ngày 11/6 sắp tới. (Ảnh: BTC)
Đây cũng là lần đầu tiên Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tổ chức đêm thi National Costume (Trang phục dân tộc) dưới hình thức trình diễn trước công chúng và khán giả. Đây là một trong những hoạt động đồng hành, nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022. (Ảnh: BTC)
Sau thời gian phát động cuộc thi, trải qua các vòng thi sơ loại và thuyết trình ý tưởng với ban giám khảo, ban tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã chính thức chọn ra 41 trang phục dân tộc xuất sắc và phù hợp nhất với tiêu chí của cuộc thi, từ các bài thi của các trường đại học. (Ảnh: BTC)
Ban giám khảo vòng thi Thuyết trình gồm các gương mặt uy tín trong ngành thời trang như: nhà thiết kế Lê Thanh Hòa, nhà thiết kế Hoàng Minh Hà… (Ảnh: BTC)
Đặc biệt, nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn và nhà thiết kế Nguyễn Minh Công ngoài việc chấm thi còn giữ vai trò là huấn luyện viên đồng hành, hướng dẫn và cùng các thí sinh thực hiện mẫu thiết kế thành tác phẩm hoàn chỉnh để trình diễn. (Ảnh: BTC)
41 mẫu thiết kế đều mang vẻ đẹp riêng, nhưng đều hướng đến tôn vinh vẻ đẹp tự tin, hiện đại, bản lĩnh, vượt qua giới hạn bản thân, phá vỡ những quy tắc về cái đẹp để tôn vinh chân thiện mỹ. (Ảnh: BTC)
Nhiều nét văn hóa độc đáo được các thí sinh khai thác như: Đờn ca tài tử, sắc màu Hội An, thanh niên xung phong, tráp long phụng, động Phong Nha, tre Việt, chị Võ Thị Sáu, Ngư Ông… (Ảnh: BTC)
Hiện tại, 41 mẫu thiết kế đã bước vào quá trình hoàn thiện, chuẩn bị cho đêm trình diễn chính thức trang phục dân tộc. Với những thiết kế độc đáo và format chương trình mới lạ, đêm diễn hứa hẹn sẽ mang đến ‘bữa tiệc văn hóa’ đặc sắc. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Ngư ông’ của Nguyễn Hoài Thanh. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Sắc’ của Trần Thuận Thành. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Say em’ của Đinh Thị Tuyết Anh. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Tình ta là thác đổ’ của Phạm Bá Phúc. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Tre Việt’ của Phan Đình Thành. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Tròn vị’ của Lê Huỳnh Thị Phương Quyên. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Vượt vũ môn’ của Nguyễn Thị Yến Nhi. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Chiếu Cà Mau’ của Nguyễn Quốc Việt. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Gánh’ của Bùi Hoài Duy. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Hỏa liên’ của Nguyễn Hoàng Minh. (Ảnh: BTC)
Thiết kế Kham Văn của Nguyễn Vĩnh An. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Lúa’ của Trần Văn Nguyên. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Mật lý hoa rừng’ của Danh Tính. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Mộng thanh tiên’ của Nguyễn Trần Trọng Nghi. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Vina vechai’ của Phạm Minh Phúc. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Bánh tráng trộn Sài Gòn’ của Lê Quang Thắng. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Bánh tráng’ của Phan Xuân Giàu. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Cá chép hóa rồng’ của Nguyễn Nhật Trường. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Chiến thần lạc Việt’ của Lương Đức Minh. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Chiếu bông’ của Bùi Hoàng Ân. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Kim Phụng’ của Nguyễn Minh Triết. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Long mạch’ của Võ Thành Đạt. (Ảnh: BTC)
Thiết kế ‘Tôm tre mỹ nghệ’ của Nguyễn Minh Khôi. (Ảnh: BTC)