Vậy mà CPL vẫn thắng kiện bằng Phán quyết trọng tài, buộc chủ đầu tư dự án phải lập Công ty liên doanh. Sau hơn 6 năm với nhiều chiêu trò thúc ép “liên doanh” bất thành, CPL tuyên bố “trảm” Phán quyết trọng tài, đòi “xẻ thịt” dự án, chia đất, lập dự án mới, với cái tên “siêu nổ”…
Ngày 15/8/2019, ông Tong Kwok Lun, tự giới thiệu Quốc tịch Trung Quốc, thường trú Hồng Kông, chỗ ở hiện tại số 27 Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP Hồ Chí Minh, là Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của CPL, thay mặt và đại diện cho “nhà đầu tư” CPL, kí văn bản không số, không đóng dấu đề nghị thực hiện “Dự án đầu tư Khu đô thị cao cấp Saigon Beverly Hills”. Hơn 12 năm trước, CPL và Công ty mẹ Chuang’s đã sử dụng tên dự án “ma” này để lừa gạt cổ đông và nhà đầu tư ở Hồng Kông.
Cùng ngày, ông Tong ký văn bản thỉnh cầu Chính phủ và các cơ quan hữu quan chấp thuận kiến nghị của CPL như là giải pháp duy nhất để giải quyết dứt điểm tranh chấp với Công ty Cổ phần Địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát).
Ông Tong giải trình: Ngày 1/6/2007, CPL cùng Công ty Hồng Phát ký “thỏa thuận khung” hợp tác thành lập Công ty liên doanh để thực hiện Dự án Khu đô thị cao cấp và Trường đua ngựa, trong đó CPL góp 70%, Hồng Phát 30%. CPL ứng trước hơn 15,6 triệu USD để chi trả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, …
Theo ông Tong, nhờ 15,6 triệu USD của CPL mà Công ty Hồng Phát được cấp 13 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) 232ha giai đoạn I; CPL thực hiện “Thỏa thuận khung” với “thiện chí và tin tưởng”, còn Công ty Hồng Phát đã từ chối thực hiện nghĩa vụ của mình, đưa ra yêu cầu vô căn cứ rồi đơn phương chấm dứt hợp tác. Công ty Hồng Phát còn mang đất Dự án thế chấp ngân hàng và bảo lãnh cho doanh nghiệp không liên quan.
Ông Tong kiến nghị được làm chủ đầu tư 130 ha đất cắt ra từ diện tích 232 ha đứng tên Công ty Hồng Phát. Lý do: Mâu thuẫn giữa CPL và HP kéo dài, không thể tháo gỡ; hai bên hợp tác thành lập Công ty liên doanh là không còn khả thi.Đề xuất cấp 130 ha đất cho CPL là hợp tình hợp lý, bởi toàn bộ 232 ha được hình thành từ tiền đóng góp của CPL. Đề xuất 130 ha là ít hơn nhiều so với phần công sức đóng góp của CPL, dù thiệt thòi, nhưng CPL chấp nhận…
Thuê chuyên gia Nhật Bản khảo sát, lập Dự án
Từ một vùng đất bưng trũng
San lấp mặt bằng
Chủ đầu tư Dự án nói gì?
Trao đổi với Báo Người cao tuổi, đại diện Công ty Hồng Phát rất bất ngờ trước việc đại diện CPL là ông Tong Kwok Lun tung ra chiêu trò mới, bất chấp pháp luật, trắng trợn vu cáo chủ đầu tư, xuyên tạc, chà đạp lên sự thật, cùng những lập luận theo kiểu “gà què ăn quẩn cối xay” (!)
Thứ nhất, việc CPL “xé toạc” Phán quyết trọng tài, đòi “chia” đất để lập dự án mới trên phần đất của Dự án do HP làm chủ đầu tư là trái quy định pháp luật. CPL yêu cầu các cơ quan hành chính thực hiện việc làm phi lý, ngang ngược này, càng biểu hiện sự bỡn cợt, xem thường pháp luật Việt Nam của CPL.
Thứ hai, không phải Công ty Hồng Phát, mà chính CPL mới là đối tác thiếu thiện chí: Vừa mới hợp tác, Công ty Hồng Phát phát hiện CPL làm ăn kiểu “lướt sóng”, gian dối. Chỉ 20 ngày sau khi ký “Thỏa thuận khung”, CPL qua Công ty mẹ Chuang’s đã đưa Dự án lên sàn chứng khoán Hồng Kông với tên “Saigon Beverly Hills”, để lừa các cổ đông và nhà đầu tư, trục lợi 80 triệu USD. Thực tế, ở TP Hồ Chí Minh hay tỉnh Long An đều không có Dự án “Saigon Beverly Hills” như CPL đã “nổ”.
Khi Dự án có phát sinh chi phí, thay vì cùng chủ đầu tư bàn bạc, thì ngày 10/7/2008, CPL gửi thư cho Công ty Hồng Phát, tuyên bố “Không xem xét bất kì khoản thanh toán đầu tư nào thêm” rồi “chạy làng”, bỏ rơi chủ đầu tư lúc khó khăn nhất.
Thâm hiểm hơn, CPL đã bày mưu độc để hãm hại, triệt hạ chủ đầu tư, bằng thủ đoạn vu cáo Chủ tịch HĐQT Công ty Hồng Phát chiếm đoạt 15,6 triệu USD. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận ngày 1/4/2010, Công ty Hồng Phát đã sử dụng tiền đầu tư vào Dự án, không hề chiếm đoạt…
Không thể tiếp tục hợp tác với một đối tác muốn đẩy mình vào cảnh tù tội, Công ty Hồng Phát trên tinh thần thiện chí, muốn giải quyết vụ việc êm đẹp, thu xếp hoàn lại 15,6 triệu USD cho CPL. Trong số này, có 2 triệu USD, CPL cho phép chủ đầu tư tuỳ nghi sử dụng, không cần phải hoàn lại, nhưng Công ty Hồng Phát vẫn thanh toán đủ.
CPL đâm đơn kiện đến Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu lập “Công ty liên doanh”. Được VIAC ra Phán quyết trọng tài “như ý” với “phí trọng tài” hàng tỉ đồng (riêng Công ty Hồng Phát phải gánh chịu gần 2 tỉ đồng) nhưng kéo dài hơn 6 năm vẫn không thực hiện được do trái luật. Nay, CPL tự thấy Phán quyết trọng tài “không như ý”, liền tuyên bố “khai tử”, rồi trịch thượng đòi “chia” đất…
Thứ ba, CPL lu loa cho rằng tranh chấp đã tạo ra điểm nóng “dự án treo” là bịa đặt, không chỉ vu cáo Công ty Hồng Phát, mà còn xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín của lãnh đạo tỉnh Long An. Dù xảy ra tranh chấp, nhưng với tư cách là chủ đầu tư duy nhất được pháp luật công nhận, Công ty Hồng Phát đã thực hiện Dự án suốt hơn 13 năm qua bằng nỗ lực cao nhất nên Dự án vẫn được duy trì theo tiến độ và có nhiều bước đột phá.
Mặc dù Dự án chưa sinh lợi nhưng Công ty Hồng Phát vẫn chú trọng đặc biệt đến công tác an sinh xã hội, nhất là tại địa phương. Chỉ riêng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết do Công ty Hồng Phát xây tặng đã hơn 60 căn, trị giá nhiều tỉ đồng…
Thứ tư, liên quan đến 15,6 triệu USD: Công ty Hồng Phát luôn trân trọng và ghi nhận CPL đã góp tiền vào Dự án. Tại thời điểm giữa năm 2007 đến đầu 2008, tỷ giá 1 USD đổi được từ 15.593 đến 16.115 đồng; với 15,6 triệu USD, quy đổi ra chưa tới 250 tỷ đồng. Vậy mà CPL “phù phép” thành 344 tỷ đồng. CPL cho rằng đã góp 70%, chấp nhận “thiệt thòi”, chỉ đòi 130 trong số 232 ha đất (thực tế là 232,66 ha) lại càng sai hơn.
Theo “Thoả thuận khung”, tổng vốn đầu tư cho Dự án giai đoạn I là 140 triệu USD; CPL góp 70% bằng tiền mặt, Công ty Hồng Phát 30% bằng quyền sử dụng đất. Như vậy, nếu liên doanh được thành lập, thì CPL phải góp 98 triệu USD để phát triển Dự án. Thực tế, sau khi “tạm ứng” 15,6 triệu USD, CPL đã bỏ rơi chủ đầu tư từ ngày 10/7/2008 cho đến nay.
CPL biết rõ, số tiền 15,6 triệu USD chỉ là chi phí cho công tác đền bù về đất. Để Dự án phát triển như hôm nay, Công ty Hồng Phát đã đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, thực hiện mọi việc “từ A tới Z”, cùng sự đóng góp tâm huyết của hàng trăm con người, cả những chuyên gia trong và ngoài nước. Do đây là vùng đất bưng trũng, chỉ riêng lượng cát, đất san lấp mặt bằng đã lên đến gần 1.500.000 m3 trị giá hàng trăm tỉ đồng. Bên cạnh đó là một loạt chi phí cho Dự án như công tác điều hành, thiết kế, xây dựng khu tái định cư, ký quỹ,…cũng tiêu tốn hàng trăm tỉ đồng. Mới nhất, HP vừa nộp 210 tỉ đồng cho tỉnh Long An để đảm bảo việc thực hiện và đẩy nhanh tiến độ Dự án…
Chiếu theo “Thoả thuận khung” thì tất cả những khoản chi cho Dự án, CPL chịu trách nhiệm nhưng CPL “chạy làng”, bỏ Công ty Hồng Phát một mình tự “bơi”. Đối mặt với biết bao khó khăn trở ngại, kể cả Dự án có nguy cơ bị thu hồi, Công ty Hồng Phát tìm mọi cách vượt qua. Nay, CPL quay lại, đòi “xẻ thịt” Dự án, lấy 130 ha để lập dự án riêng. Đã trịch thượng, đòi hỏi “trên trời”, CPL không chút “ngượng” khi lu loa cho rằng mình “chịu thiệt” (?!)
Thứ năm, liên quan đến việc thế chấp, bảo lãnh: Việc Công ty Hồng Phát thế chấp ngân hàng 13 sổ đỏ khu đất Dự án đứng tên Công ty Hồng Phát là hoàn toàn tuân thủ theo pháp luật. Toàn bộ số tiền vay đều để phục vụ cho sự tồn tại và phát triển. Còn doanh nghiệp được Công ty Hồng Phát bảo lãnh là các đối tác, nhà thầu của Dự án, chứ không phải “không liên quan” như cáo buộc của CPL. Hơn nữa, các hợp đồng vay đã được tất toán từ nhiều năm trước, hiện tại, 13 sổ đỏ đang do Công ty Hồng Phát lưu giữ và toàn bộ khu đất Dự án vẫn nguyên vẹn, Công ty Hồng Phát chỉ biết đầu tư và đầu tư, chưa hề thu lợi.
CPL cố tình đưa thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ uy tín của Công ty Hồng Phát Trong khi đó, khoản ngoại tệ 15,6 triệu USD có dấu hiệu chuyển “lậu” vào Việt Nam cũng như việc trục lợi hơn 80 triệu USD từ chiêu lừa đưa tên dự án “ma” lên sàn chứng khoán Hồng Kông, thì CPL “im lặng” trước làn sóng công luận.
Hơn 1.000 tỉ đồng đầu tư và một góc Dự án hôm nay
Cần được xem xét, giải quyết công tâm…
Đại diện chủ đầu tư bức xúc: “Suốt hơn 10 năm qua, Công ty Hồng Phát đã gánh chịu rất nhiều thiệt hại, ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng bởi các “chiêu trò” của CPL. Những vấn đề nổi cộm liên quan đến CPL vẫn chưa được các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý. Ngược lại, có nơi còn “yểm trợ” cho CPL, điển hình là Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An, nhiều lần ra lệnh ngăn chặn 13 sổ đỏ của Công ty Hồng Phát trái pháp luật, làm Dự án bị tê liệt. Công ty Hồng Phát liên tục kiến nghị, kêu cứu nhưng chưa được xem xét, giải quyết nên Dự án vẫn đang bị “trùm mền”, thiệt hại ngày càng chồng chất.
Xuyên suốt từ lúc khởi đầu cho đến nay, Công ty Hồng Phát là chủ đầu tư hợp pháp, duy nhất của Dự án, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Còn CPL chỉ là đối tác đầu tư “thứ cấp”. Lấy Phán quyết trọng tài làm chỗ dựa, CPL đã đẩy hàng chục các cơ quan chức năng từ địa phương đến Trung ương vào cuộc, thậm chí còn đe dọa “khởi kiện”, xúc phạm nghiêm trọng Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Nay, CPL “xé toạc” Phán quyết trọng tài, đòi “chia” đất, tiếp tục khiến các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Với đà này, chắc chắn CPL sẽ tiếp tục bày ra “chiêu trò” mới để “diễn”. Vấn đề đặt ra, có hay không CPL được một thế lực nào đó chống lưng nên ngày càng lộng hành, xem thường pháp luật Việt Nam?
Công luận đã lên tiếng. Báo điện tử Ngày mới, Báo Người cao tuổi chia sẻ những bức xúc chính đáng của Công ty Hồng Phát, đã nhiều lần phản ánh, chỉ rõ hàng loạt sai phạm của CPL, nhưng đến nay vụ việc vẫn rơi vào im lặng”(!?).
Cán bộ, công nhân viên Công ty Hồng Phát trong chuyến làm công tác từ thiện xã hội.
Chia sẻ những bức xúc chính đáng của Công ty Hồng Phát, một lần nữa, Báo điện tử Ngày mới, Báo Người cao tuổi kiến nghị các cơ quan chức năng, cụ thể là Công an tỉnh Long An khẩn trương xác minh làm rõ khoản ngoại tệ 15,6 triệu USD của CPL có phải chuyển “lậu” vào Việt Nam với mục đích “rửa tiền” hay không; từ đó xử lý nghiêm minh, đảm bảo sự công bằng, thượng tôn pháp luật…
Luật sư Nguyễn Minh Tường, Công ty Luật Phan Nguyễn, TP Hồ Chí Minh) và Luật sư Phạm Thị Hương (Công ty Luật Thiện Minh Long, Đoàn Luật sư Hà Nộicó cùng quan điểm:
Việc CPL không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, lại yêu cầu chia đất trên trên phần diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND tỉnh Long An) giao cho Công ty Hồng Phát làm chủ đầu tư, đang triển khai, thực hiện Dự án là hoàn toàn trái quy định pháp luật. Mặt khác, giữa CPL và Công ty Hồng Phát xảy ra tranh chấp, CPL khởi kiện, đã được giải quyết bằng Phán quyết trọng tàilập “Công ty liên doanh”; nay CPL đề nghị cơ quan hành chính tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp theo hướng “chia” đất là hết sức vô lý. Các cơ quan chức năng khi nhận được văn bản yêu cầu “ngớ ngẩn” này thì cần trả lại ngay hồ sơ cho CPL theo quy định của luật pháp hiện hành…