Review phim “Đại chiến thành Ansi”: Gam màu cổ trang không nhàm chán, ngược lại lôi cuốn bởi nét riêng

Dù không “ mặn mà” với thể loại phim chiến tranh lẫn cổ trang thì “ Đại chiến thành Ansi” sẽ khiến bạn nên thử trải nghiệm một lần...

0
681

Vậy yếu tố nào khiên bộ phim nhận được nhiều đánh giá cao, bài viết này sẽ điểm qua những điểm cộng “thật nhất” và chắc hẳn xem xong bạn sẽ gật gù với quan điểm và góc nhìn của tác giả bài viết.

Câu chuyện liền mạch, không thừa cũng không thiếu nội dung

Nếu như thế loại siêu anh hùng luôn là yếu tố “ ăn tiền” đối với các nhà làm phim Âu Mỹ thì thể loại phim cổ trang anh hùng Hàn Quốc cũng được xếp vào loại “ ăn khách” đối với khán giả yêu phim ảnh. Tuy nhiên, loại phim cổ trang lấy bối cảnh thời chiến với những chi tiết được lấy từ lịch sử lại khiên nhiều khán giả trở nên kém “ mặn mà” hơn. Chính vì lẽ đó, để lấy được cảm xúc người xem thì bộ phim trước hết phải đảm bảo tính thực tế và logic trong cốt truyện và “ Đại chiến thành Ansi” đã làm được điều này.

Lấy bối cảnh từ cuộc chiến kéo dài 88 ngày đêm giữa quân đội Goguryeo và quân xâm lược nhà Đường để bảo vệ thành chiến Ansi, đây được xem là cuộc chiến không cân sức tưởng chừng như đã có kết quả an bài, thế nhưng mọi tình thế lại được đảo ngược và mang đến một kết thúc bất ngờ chính nhờ yếu tố “ tình yêu”. Yếu tố tình yêu được khắc hoạ chi tiết qua tình yêu dân tộc của to lớn của Yang Man Chun hay sự hy sinh sẵn sang vì dân tộc của những anh thợ đào hầm vô danh, tất cả tạo nên sợi chỉ liên kết giữa tất cả những chi tiết, mang đến cái nhìn trọn vẹn về một cuộc chiến không những cân sức mà còn cân não.

THE GREAT BATTLE_STILL_07

Diễn xuất “ ăn điểm” đến từ Jo In Sung

Hoá thân vào vai diễn Thành chủ Yang Man Chun, Jo In Sung đã mang đến một hình ảnh tướng lĩnh đầy quyết đoán, óc tư duy nhạy bén và cũng rất tình cảm. Cộng với lối diễn xuất không chê vào đâu được, Jo In Sung chắc hẳn sẽ “ đốn tim” rất nhiều khán giả nữ nhờ nét đẹp đầy nam tính dù tạo hình nhân vật anh thủ vai trong phim không được chau chuốt nhưng ngược lại phần hoá trang và tạo hình lại rất chỉnh chu.

Với diễn xuất không chê vào đâu được của Jo In Sung thì vai diễn Thành chủ Yang Man Chun đã mang đến cảm giác trọn vẹn về nhân vật này, phải nói rằng đây chính là nhân vật chủ chốt và quyết định đến diễn biến câu chuyện với những mưu lược được tính toán. Những phân cảnh thể hiện tình cảm cũng đã được Jo In Sung dẫn lối cảm xúc người xem một cách thành công, mang đến những nốt trầm cho một bản hùng ca mang tên “Đại chiến thành Ansi”

Và thật may! cảnh “kinh dị” không bị cắt

Đối với những bộ phim chiến tranh với những pha chiến đấu gây cấn thì những phân cảnh “ máu me” có lẽ sẽ là yếu tố tạo nên nhịp cho cả bộ phim và thật may, những cảnh được xem là hơi kinh dị trong phim lại được chiếu trọn vẹn, khiến người xem cảm thấy thông suốt được mạch phim và nội dung câu chuyện.

Sự thành công của những yếu tố chiến tranh trong bộ phim có lẽ cũng là công lớn của bộ phận hoá trang, bởi lẽ, những pha đánh nhau được quay cận để lột tả được sự thương vong của chiến tranh cần phải có những cảnh cận và với góc quay hợp lý và tạo hình vừa đủ.

Đại Chiến Thành Ansi

Chỉnh chu, được đầu tư bài bản trong cách dựng phim và câu chuyện hợp lý khiến người xem dễ dàng chấp nhận và bị cuốn theo, đây có lẽ là thành công mà “ Đại chiến thành Ansi” đạt được hơn cả sự mong đợi cho thể loại phim lịch sử cổ trang.

Trần Thi Thi/ Theo Starzone

BÌNH LUẬN