Điện ảnh Châu Á – Những bản tình ca với màu sắc riêng biệt

Nếu bầu trời phương Tây được nhớ đến với những bom tấn hành động mãn nhãn, cùng hiệu ứng kỹ xảo tân tiến thì ở các nước phương Đông lại là cái nôi của các bộ phim tình cảm lãng mạn gắn liền với năm tháng.

0
218

Phim tình cảm 5 Châu không đâu có thể vượt qua Châu Á.

Biết rõ thế mạnh và điểm yếu của mình, Châu Á luôn đi tiên phong trong việc sản xuất ra những bộ phim tình cảm lãng mạn lấy nước mắt của khán giả. Đi kèm với mỗi quốc gia, những bản tình ca lại mang cho mình một màu sắc riêng biệt.

Trung Quốc – chuyện tình của những tráng sĩ và mỹ nhân thời cổ trang luôn được điện ảnh Hoa Ngữ đề cao và tập trung khai thác mạnh mẽ.

Hàn Quốc – sự nổi bật của dòng phim tình cảm kể từ bản tình ca mùa đông năm nào. So với các nước Châu Á khác, Hàn Quốc nổi trội hơn hẳn về đề tài khi kết hợp các yếu tố viễn tưởng và kỹ xảo.

Thái Lan – sự hài hước, dí dỏm đi liền với dàn diễn viên tài sắc chính là điểm thu hút với các phim cọp mác xứ Chùa Vàng.

Đài Loan cũng không nằm ngoại lệ, “Thanh Xuân ơi Chào Em” là một trong những bộ phim được khán giả ủng hộ nhiệt tình bởi kịch bản phim dễ dàng lấy nước mắt khán giả.

Nhật Bản – sự mộc mạc và trong trẻo từ màu sắc cho đến lối diễn xuất khiến những câu chuyện tình từ xứ sở mặt trời mọc luôn đậm chất riêng không nơi nào có thể pha lẫn được.

Mặc dù các đề tài phim rất đa dạng và lối diễn xuất ở từng quốc gia cũng có phần khác biệt nhưng nhìn chung nét tương đồng dễ dàng nhận ra của phim tình cảm Châu Á chính là lột tả chân thật nội tâm cảm xúc của nhân vật. Điều này chính là mấu chốt tạo nên sự thành công cũng như là cách để lấy được những giọt nước mắt đồng cảm từ phía khán giả.

Nguồn cảm hứng cộng hưởng lẫn nhau

Một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho phim ảnh Châu Á bắt nguồn từ những quyển tiểu thuyết, truyện ngắn và cả những bộ truyện tranh. Bởi lẽ, những kịch bản hoàn hảo và phi thường luôn bắt nguồn từ con chữ từ đó được hóa phép thành những thước phim sống động, rõ ràng và thu hút hơn. Cùng với kho tàng văn học đa dạng, phong phú Châu Á đã sản sinh ra không ít những bộ phim hay nếu như không nói là trở thành những huyền thoại tình ca. Và cũng chính nhờ sự thành công đó, sự cộng hưởng qua lại giữa các quốc gia Châu Á làm cho bữa tiệc điện ảnh trở nên vô cùng đặc sắc và hoàn hảo. Mặc dù mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng nhưng hầu hết những thước phim huyền thoại luôn lay động vạn trái tim và tạo nên sự cộng hưởng cho ra đời những thước phim “remake”.

 “Vườn Sao Băng” bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc được Trung Quốc làm lại trong năm nay nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

 “Hoa Du Ký”  của Hàn Quốc cũng được xem là bộ phim dựa trên tác phẩm “Tây Du Ký” của Trung Quốc, mặc dù có nhiều phần sai khác, nhưng không thể phủ nhận được sự thành công của bộ phim remake này đến từ những tên gọi thân thương “Đường Tăng” và “Tôn Ngộ Không”…

 “Hậu Duệ Mặt Trời” bộ phim đình đám của mối tình Song – Song là nguồn cảm hứng của phiên bản Việt Nam ra đời.

Hầu hết những bản phim đầu tiên đều để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả. Và đó cũng chính là lí do các bộ phim remake rất khó vượt qua được cái bóng của “người đi trước”. Tuy nhiên, nếu như đặt vào cảm xúc của những người mới và trải nghiệm, thì những bản remake luôn mang đến sự tươi mới hơn, trưởng thành hơn hay giản đơn là tái hiện lại những câu chuyện tình từng làm trái tim người xem.

7 năm trước khán giả nhớ đến “You Are The Apple Of My Eye” của Đài Loan thì năm nay Nhật Bản sẽ khiến họ bồi hồi nhớ về bản tình ca của tuổi thanh xuân còn nhiều tiếc nuối

Không chỉ khán giả Việt Nam mà khán giả khắp Châu Á hầu như đã quá quen thuộc với tác phẩm này của Cửu Bả Đao qua bản phim của Đài Loan của Trần Nghiên Hy và Kha Chấn Đông. Đây được xem là phiên bản gần như hoàn hảo để lột tả hết được ngôn từ và mạch cảm xúc từ nguyên tác của nhà văn tài ba. Bộ phim đã lấy nước mắt của không ít khán giả Á Châu không chỉ vì sự tiếc nuối cho cặp đôi nam-nữ chính mà còn là sự day dứt cho tuổi thanh xuân của chính mình. Tác phẩm là lột tả chân thật cảm xúc của những người trẻ khi yêu, khao khát được quan tâm, che chở trong khi họ chẳng nhận ra bản thân cần phải trưởng thành hơn để yêu thương một ai đó.

Và nếu ví von cho bản remake từ Nhật Bản thì đây có lẽ là bộ phim với cái nhìn trưởng thành hơn của những ai đã từng xem qua phiên bản Đài Loan ở độ tuổi thanh xuân còn nhiều ngây ngô khờ dại. Có 3 cụm từ có thể dùng để nói về phiên bản remake của “You Are The Apple Of My Eye” chính là: đón nhận, chấp nhận và cảm nhận. Sẽ chẳng sai đâu! Các phiên bản được làm lại luôn chịu ánh nhìn xét nét từ khán giả trước cái bóng quá lớn từ bản gốc. Tuy nhiên, “Năm tháng ấy tôi từng theo đuổi em” sẽ làm chúng ta dễ dàng đón nhận hơn. Bởi lẽ, “You Are The Apple Of My Eye” không chỉ thành công từ thước phim xứ Đài mà vang dội hơn là nguyên tác từ nhà văn Cửu Bả Đao.

Ngòi bút sắc bén của ông đã khiến “quả táo” năm nào đi vào lòng rất nhiều khán giả Á Châu. Khán giả hào hứng với phiên bản điện ảnh Nhật cũng chính là muốn sống lại với từng trang sách của ông hoàng của những bức tranh ngôn tình. Không còn dè chừng và lo sợ về một bản remake, chúng ta sẽ chấp nhận phiên bản Nhật và cảm nhận nó một cách tươi mới hơn. Bởi lẽ, Đài Loan, Nhật Bản không cần nói khán giả cũng có thể cảm nhận được những đặc thù riêng biệt từ cách làm phim cho đến xây dựng hình ảnh nhân vật. Vì thế, trong khi chúng ta xét nét với phiên bản Nhật thì thay vào đó hãy cảm nhận nó bằng những cảm xúc mới mẻ hơn.

Đây được xem là tác phẩm mạo hiểm vì can đảm remake lại một bộ phim huyền thoại “You Are The Apple Of My Eye”. Tuy nhiên, “Năm tháng ấy tôi từng theo đuổi em” sẽ làm khán giả sống trọn với cảm xúc của phiên bản cũ, nhưng sự trong trẻo của dòng phim Nhật sẽ làm tăng tiến hơn cho những kỷ niệm xưa cũ được một lần trở về theo từng phút giây trải nghiệm.

BÌNH LUẬN