ATTT Việt Nam – “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng”

Sự kiện “Ngày An toàn Thông tin Việt Nam” năm 2016 với chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng” là một trong các hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) quan trọng nhất trong năm được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp với Cục An toàn thông tin (ATTT)/Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Công nghệ thông tin/Bộ Quốc phòng và Trung tâm ứng cứu Khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT)/Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức. Một hoạt động quan trọng trong chùm hoạt động nhân sự kiện thường niên này là cuộc thi quốc gia “Sinh viên với ATTT”.

0
203

Xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố con người trong bảo đảm ATTT, bên cạnh việc đẩy mạnh mạnh triển khai Đề án 99 “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT đến năm 2020”, ngày 19 tháng 6 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê  duyệt Đề án 893/QĐ-TTg “Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ATTT đến năm 2020”, trong đó qui định việc “Tổ chức các cuộc thi về ATTT cho các nhóm đối tượng khác nhau là học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp” là một trong các nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong bối cảnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo phát động, tổ chức cuộc thi quốc gia “Sinh viên với ATTT” năm 2016  và ban hành các quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, phê duyệt Thể lệ cuộc thi. Hiệp hội VNISA và Cục Công nghệ thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được giao nhiệm vụ  tổ chức cuộc thi. Đây là năm thứ 9 cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam và năm thứ ba cuộc thi được chính thức công nhận là cuộc thi quốc gia.

img_4995

Sau 9 năm kiên trì cải tiến hình thức, mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng, cuộc thi quốc gia “Sinh viên với ATTT” năm 2016 có những nét mới như sau:

  1. Hình thức ra đề thi đã đạt trình độ tương đương với hình thức ra đề thi khu vực và quốc tế về ATTT.

Đề thi trong vòng thi sơ khảo là đề thi thực hành về ATTT được ra dưới hình thức jeopardy, với nhiều bài tập tình huống khác nhau. Yêu cầu các đội tìm ra được cờ (flag) – đáp án ẩn chứa trong từng bài tập đó. Còn trong vòng thi chung khảo, đề thi thực hành về ATTT được ra dưới hình thức thi đối kháng – thi cướp cờ (Capture The flag CTF) giữa các đội tham dự vòng chung khảo. Trong thời gian thi các đội có nhiệm vụ vừa tấn công chiếm tài nguyên của đối phương vừa bảo vệ tài nguyên của chính mình. Cả hai vòng thi đều diễn ra trong thời gian 8 giờ đồng hồ liên tục.

  1. Theo Thể lệ cuộc thi được Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo Quyết định 2829/2016/QĐ-BGDĐT, các trường đại học không bị hạn chế số lượng đội đăng ký dự thi. Trường đại học Duy Tân, Đà Nẵng và Học viện An ninh nhân dân (Hà Nội) đứng đầu về số đội đăng ký dự thi (5 đội)
  2. Khác với năm 2015 chỉ có 6 đội vào vòng thi chung khảo, vòng thi chung khảo năm nay sẽ có mặt của 10 đội có kết quả tốt nhất: Hai đội có kết quả tốt nhất của 3 vòng thi sơ khảo tại ba địa điểm thi cùng 4 đội có kết quả tốt nhất còn lại sẽ vào vòng thi chung khảo. Mỗi trường không có quá 2 đội được quyền vào dự vòng thi chung khảo.
  3. Các đội đứng thứ nhất, nhì và ba trong vòng thi chung khảo sẽ được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Như vậy sẽ có 6 đội được tặng Bằng khen (so với năm 2015 chỉ có 2 đội);
  4. Về lịch thi đấu: Vòng thi sơ khảo sẽ diễn ra vào ngày 5/11/2016 tại 3 địa điểm: Học viện Kỹ thuật quân sự (Hà Nội), Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) và Đại học Tôn Đức Thắng (Tp Hồ Chí Minh).

img_5052

  • Vòng thi chung khảo sẽ diễn ra vào ngày 2/12/2016 tại Khách sạn Grand Plaza (Hà Nội).
  • Lễ Công bố kết quả cuộc thi và trao giải thưởng sẽ diễn ra tại Hội thảo Quốc tế tại Khách sạn Grand Plaza, Hà Nội vào ngày 02/12/2016.

Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của các trường, các đội trong cả nước với số lượng đông nhất từ trước tới nay- 28 trường và 60 đội: Tại khu vực Hà Nội có 14 trường và 30 đội tham dự, tại Đà Nẵng có 5 trường và 13 đội, còn tại Tp Hồ Chí Minh có 9 trường và 17 đội tham dự.

Ngọc Diễm/ Theo Starzone

BÌNH LUẬN